ôi thực sự choáng ngợp khi bước vào Triển lãm Vũ trụ và con người của Hoạ sĩ Lê Đại Chúc.

Choáng ngợp không phải chỉ ở số lượng khổng lồ tranh mà chỉ sau một thời gian ngắn tính từ những cuộc Triển lãm lần trước cho đến lần này thì số lượng đó chỉ có thể là kết quả của một sức làm việc ghê gớm.

Choáng ngợp nữa không phải là ở kích thước của nhiều bức tranh mà lâu nay thi thoảng mới thấy xuất hiện ở một vài cuộc triển lãm… Nhiều bức tranh với khổ lớn 2 mét x 3 mét trong triển lãm của ông là điều mà Lê Đại Chúc gọi là bình thường thì quả thật nhiều họa sĩ muốn tạo nên nó có lẽ cũng phải gắng mà “bơi” …

Và điều tôi thích thú nhất, tâm đắc nhất sau cuộc triển lãm lần này có lẽ theo tôi là những sự khám phá trong tranh của Lê Đại Chúc.

Tôi may mắn được làm quen và theo dõi những bước đi của ông qua nhiều triển lãm của ông trước đây thì phải nói là cho đến bây giờ tôi mới thực sự có được điều người ta thường nói là “Tâm phục khẩu phục” trước những sự khám phá trong ý tưởng, màu sắc, đường nét của Chúc.

Không phải chỉ riêng lần Triển lãm này mà lâu nay, có người nhận xét rằng Lê Đại Chúc vẽ không có phong cách thống nhất. Tôi chưa tán thành nhận định này mà lại cho rằng đó chính là sự khám phá của Chúc trong các phong cách khác nhau và ông đã tuỳ theo từng cảm xúc, tuỳ theo từng đề tài mà chọn cách thể hiện khác nhau để lột tả ý tưởng được hiệu quả nhất. Ví dụ, bên cạnh những bức tranh trừu tượng đến cao độ thì trong bức Cổng làng hoặc Nắng Thanh Hoá, ta lại thấy một Lê Đại Chúc đầy chân quê và đầy chất hiện thực. Bên cạnh những bức chân dung rất hiện thực khi vẽ những người thân thì lại có một loạt chân dung rất “mô đéc” với những khối hình lập thể … mà nếu đôi khi để cạnh nhau, ta có cảm giác không phải của một người vẽ.

 Tôi hiểu rằng, không phải chỉ để được tiếng là có phong cách rõ ràng mà Chúc phải gắng để khỏi bị những nhận xét này nọ mà ông luôn nói với tôi rằng: Mình vẽ cho mình chứ không phải chỉ để cho thiên hạ, cho nên mình hãy làm điều mình thích là thoả mãn những cảm xúc chân thực nhất của mình, khám phá tất cả những cách thể hiện khi đứng trước giá vẽ và cây cọ.

Thông thường, có nhiều họa sĩ khi tìm được một phong cách vẽ tranh ăn khách thì cứ vậy mà nhân lên và đâu đâu cũng nhận ra ngay tranh của họ. Điều đó cũng rất tốt nhưng cũng có cái tác hại là nó làm nhàm chán con mắt người xem và làm tác giả của nó sớm thoả mãn với chính mình đôi khi dẫn đến sự dễ dãi và tầm thường hoá những tác phẩm của chính mình.

Tôi nghĩ Lê Đại Chúc thừa sức có thể làm như vậy để vừa có tiếng lại vừa có miếng (Tức là chỉ vẽ một đề tài với một phong cách rồi cứ thế mà “nhân” lên). Nhưng Chúc không làm như vậy vì ông quan niệm: Tại sao chúng ta lại làm nghèo chính chúng ta đi và ai bắt chúng ta chỉ vẽ một phong cách chỉ để thõa mãn cho thị hiếu của một lớp người thưởng thức nào đó thôi (Mặc dù điểu đó cũng rất tốt) và chỉ để được tiếng là “hoạ sĩ cỗ phong cách độc đáo!” Phải chảng chúng ta hay mạnh dạn thử thách vào nhiều phong cách để khám phá nhiều chân trời thẩm mỹ, điều mà không phải mỗi lúc ai cũng làm được.

Cũng chính vì vậy nên qua phòng Triển lãm, cũng có ý kiến về một vài bức tranh, rằng Chúc vẽ lạc phong cách của Chúc nhưng riêng tôi, tôi lại rất thích và cho dù những bức tranh đó có thể độ thành công khác nhau nhưng trước hết, chúng ta hãy hoan nghênh sự khám phá đầy đam mê của ông.

Tôi trộm nghĩ thế này: Phải chăng phong cách của Lê Đại Chúc là ĐA PHONG CÁCH?

Bởi vì trong bất cứ tác phẩm nào dù là hiện thực hay trừu tượng, dù là ấn tượng hay lập thể, ta cũng thấy bóng dáng của Lê Đại Chúc, điều đó mới là cái hay của Chúc.

Không phải ngẫu nhiên mà trong phòng Triển lãm, ta thấy có nhữmg để tài ở những tác phẩm của ông được vẽ đi, vẽ lại mà vẫn có cảm giác tác giả còn muốn khai thác những cách thể hiện khác nữa để đạt được tới mức nói cho đủ cảm xúc của mình. Ví dụ như rất nhiều bức chân dung Chúa với các cách tìm tòi rất táo bạo và đa dạng trong tạo hình, tạo màu của tác giả. Nếu chỉ để tỏ tình cảm với cha, với mẹ thì kính mỗi “Cụ” một bức là đủ nhưng Lê Đại Chúc vẽ cha, vẽ mẹ rất nhiều và tôi có cảm giác ngay trong tinh thần của hai lão nghệ sĩ mà ông yêu thuơng suốt đời là Thi sĩ Lê Đại Thanh và Cụ bà Đinh Ngọc Anh, nguyên là nghệ sĩ sân khấu của Hải Phòng…thì ông cũng phải dành thật nhiều công súc và tài năng để khám phá cái thần của các Cụ… Chính vì vậy nên tại Triển lãm, hai Cụ thân sinh ra ông hiện lên ở mỗi bức tranh lại một kiểu khác nhau, một hiệu quả khác nhau.

Đó đâu phải chỉ là vẽ mà đó chính là người họa sĩ đang khám phá cái hay, cái đẹp bằng cảm quan của chính mình ở các góc thế hiện khác nhau để rổi được phát hiện, được thưởng thức nó, được chiêm ngưỡng cái thành quả lao động đầy tâm huyết của mình. Đối với một họa sĩ chuyên nghiệp, ngoài những ý tưởng trong tranh, điều đòi hỏi cần thiết nữa là kỹ thuật cơ bản trong tạo hình và trong cách sử dụng màu sắc. Xem tranh của Lê Đại Chúc, ta biết rằng, ông cũng hết sức chú tâm tới những kỹ thuật cơ bản của hội họa mà trong đó, bố cục tranh và hoà sắc là điều nổi bật trong tranh của ông.

Tôi cũng được biết rầng ông là hoạ sĩ tự học nên ông cũng còn phải mày mò và học hỏi nhiều ở các bâc danh hoą, ở đồng nghiệp… Nhưng quả thật, trong tranh ông, tôi đã thấy có độ chín của kỹ thuật, điều mà mỗi họa sĩ khi cầm cây cọ đều mong mỏi có được. Nhìn những nhịp điệu trong những búc họa khổ lớn cũng như nhỏ, ta đều thấy có một sự cân nhác kỹ càng để tạo nên một bố cục có tính cấu trúc (struture) chặt chē, điều mà nhiều hoạ sĩ thường không để ý. Vì vậy, xem tranh ông ta thấy những đường nét đều rất có duyên, một thứ duyên rất Lê Đại Chúc đầy chất thơ.

Cách sử dụng gam màu và những điểm nhấn trong tranh Lê Đai Chúc, riêng cá nhân tôi cũng là một người yêu thích hội họa sơn dầu và cũng đã nhiều năm mày mò với nó nhưng khi xem tranh của Chúc, đôi lúc tôi cũng phải thốt lên: Ông này dùng màu liều thật! Mà quả là Chúc rất liều khi dám sử dụng các hoà sắc mà ít ai dám dùng tới. Ví dụ khi ông hay dùng xanh lơ cạnh đỏ, xanh lá cây tuơi cạnh đen, vàng và màu lục… Thậm chí để cả một mảng đỏ mặt trời nguyên trong chân dung Văn Cao, hoặc màu tím khi ông diễn tả chân dung Cụ Lê Đại Thanh. Cả một không gian rộng lớn trong bức Hạ Long, Chúc dùng không dưới hàng chục hoà sắc rực rỡ khác nhau để tạo nên một cảm giác Hạ Long như được dát bằng vàng mà người xem không thấy khó chiu. Thông thường, nếu sử dụng những hoà sắc trên, không khéo sẽ trở thành sượng sùng và gây hiệu qủa thẩm mỹ thấp. Nhưng sao người xem vẫn chấp nhận được? Phải chăng đó cũng là sự thành công trong khám phá ra những cách sử dụng đúng chỗ những hoà sắc có tính tương phản mạnh mẽ trong tranh của Lê Đại Chúc!

Xin chúc mừng Lê Đại Chúc. Chúc ông hãy ngày càng phát huy nội lực của mình, ngày càng khám phá nhiều hơn trong thế giới của đường nét và sắc màu để ngày càng làm đẹp cho đời bằng những tác phấm có giá trị đích thực!

8-2008